Như chúng ta thường biết, răng sữa là những chiếc răng đầu tiên và sẽ được thay thế khi đến tuổi thay răng. Vậy loại răng này có tác dụng như thế nào? Hay đặc điểm của răng sữa là gì? Cách chăm sóc để răng sữa không bị sâu bạn đã biết chưa? Tất cả những câu hỏi trên sẽ được Platinum Dental thông tin chi tiết trong bài viết sau.
Nội dung bài viết
Răng sữa là gì?
Răng sữa là những chiếc răng hình thành trong giai đoạn phôi thai, mọc đầu tiên khoảng từ 6 tháng tuổi và hoàn thành khi 2 – 3 tuổi. Loại răng này còn gọi là răng trẻ em, răng tạm thời hay răng nguyên thủy.
Thông thường, sẽ có 20 chiếc răng sữa xuất hiện dần trong miệng trẻ. Về sau, đến độ tuổi nhất định những chiếc răng này sẽ rụng đi và được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Có một vài trường hợp, răng sữa không tự rụng thì dẫn đến răng mọc chồng lên nhau.
Tầm quan trọng của răng sữa
Vai trò của răng sữa là gì mà cần chú trọng khi còn bé? Răng sữa có tầm quan trọng trong sự phát triển đầu đời của trẻ nhỏ. Cụ thể:
- Nền móng của răng vĩnh viễn: Răng sữa có nhiệm vụ giữ chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên sau này. Đảm bảo răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí, không xô lệch.
- Kích thích xương hàm phát triển bình thường: Lúc trẻ nhai thức ăn bằng răng sữa giúp hàm miệng phát triển đúng cách và cân đối.
- Giúp tiêu hóa thức ăn dễ dàng: Sau 6 tháng tuổi, ngoài uống sữa, bé được bổ sung thêm thức ăn cứng, mềm và khó tiêu hóa. Lúc này, những chiếc răng sữa giúp trẻ ăn nhai dễ dàng.
- Phát âm: Răng sữa có vai trò trong việc hình thành âm thanh khi trẻ phát âm. Nếu thiếu răng sữa hay bị hỏng răng, nhổ răng sữa sớm có thể gây khó khăn để phát âm đúng và rõ ràng, dễ bị nói ngọng.
- Tính thẩm mỹ: Răng sữa giúp khuôn mặt bé cân đối, nụ cười tự nhiên.
Răng sữa rất quan trọng trong giai đoạn sơ sinh của trẻ, vừa bảo vệ sức khỏe răng miệng, vừa giúp phát triển hàm miệng, răng mọc đều, không lệch lạc hoặc sai khớp cắn.
Có thể bạn quan tâm: Răng Sữa Lung Lay Bao Lâu Thì Nhổ? Cách Nhổ Không Đau
Đặc điểm và trình tự thay răng sữa
Đặc điểm của răng sữa
Khác với răng vĩnh viễn, răng sữa có những điểm đặc biệt từ hình dáng, kích thước và cả cấu trúc răng. Điểm khác biệt của răng sữa gồm:
- Răng sữa có màu trắng đục.
- Có chiều ngang to hơn răng vĩnh viễn vì tỉ lệ chiều ngang lớn hơn chiều cao của răng, chân răng sữa dài và mảnh.
- Thường thì răng sữa có nhiều chân. Ở hàm trên sẽ có 3 chân, 2 chân ở hàm dưới. Chân răng sữa thường dang rộng nên khi nhổ răng sữa, răng rất dễ gãy.
- Men răng và ngà răng khá mỏng nên sâu răng ở giai đoạn này phát triển rất nhanh và đôi khi ảnh hưởng đến tủy răng.
Trình tự mọc và thay răng sữa
Trình tự mọc răng sữa
Răng sữa của bé mọc không cố định theo đúng thời gian, có thể thay đổi tùy theo trường hợp. Thông thường, trình tự mọc răng của bé được ghi nhận như sau:
- Từ 6 – 10 tháng tuổi: Răng cửa giữa của hai hàm răng.
- Từ 9 – 16 tháng tuổi: Răng cửa bên.
- Từ 13 – 19 tháng tuổi: Răng hàm đầu tiên.
- Từ 17 – 23 tháng tuổi: Răng nanh.
- Từ 23 – 33 tháng tuổi: Răng hàm thứ hai.
Tuy thời gian mọc răng của bé không đồng nhất nhưng chỉ cần trong 1 năm đầu đời, bé mọc đủ số răng sữa là phát triển bình thường.
Trình tự thay răng sữa
Sự thay răng sữa trẻ cũng theo thứ tự mọc răng. Thời điểm thay răng khoảng 6 tuổi bắt đầu. Theo đó, răng sữa đầu tiên rụng và được thay thế là răng cửa giữa và rụng chiếc cuối cùng sẽ là răng số 5, khoảng 12 tuổi. Lúc này, răng vĩnh viễn sẽ mọc lên tại vị trí rụng. Trình tự có thể tính như sau:
- Từ 6 – 7 tuổi: Răng cửa giữa hai hàm.
- Từ 7 – 8 tuổi: Răng cửa bên.
- Từ 9 – 12 tuổi: Răng nanh.
- Từ 9 – 11 tuổi: Răng cối thứ nhất.
- Từ 10 – 12 tuổi: Răng cối thứ hai.
Xem thêm: Nhổ Răng Sữa Cho Trẻ Em Nhẹ Nhàng Và Nhanh Chóng
Cách chăm sóc răng sữa đúng cách cho bé
Răng sữa sau này sẽ được thay thế nên nhiều người thường bỏ qua bước kiểm tra và điều trị răng sữa sâu cho trẻ nhỏ. Thực tế, răng sữa có vai trò rất quan trọng ngoài ăn nhai, mà còn ảnh hưởng đến phát âm và thẩm mỹ. Vậy cách chăm sóc răng sữa là gì?
- Tập thói quen đánh răng mỗi ngày: khi bé 1 – 2 tuổi, ba mẹ chủ động vệ sinh răng nướu, lưỡi cho bé bằng gạc mềm thấm nước muối loãng hoặc nước ấm
- Tập trẻ duy trì chải răng sau mỗi bữa ăn. Với những món ăn có tính axit cao như cam, chanh,… không nên chải răng liền vì dễ bị mòn men răng.
3. Khi bé 3 – 9 tuổi, bắt đầu có răng hàm và thay răng. Giai đoạn này, bé đã có thể tự học cách đánh răng bằng bàn chải nhỏ, lông mềm, kem đánh răng trẻ em. Ba mẹ nên hướng dẫn bé chải răng đúng cách như sau:
- Mặt răng ngoài: Để trẻ há miệng nhỏ hoặc cắn chặt hàm răng, xoay tròn bàn chải từ trên xuống.
- Mặt nhai: Chải khoảng 4 – 5 lần/ một răng.
- Mặt lưỡi: Để lông bàn chải nghiêng về nướu, chải hất về mặt nhai.
- Khám nha khoa định kỳ 3 – 6 tháng/ lần để kiểm tra răng miệng.
Những thói quen ảnh hưởng đến sự phát triển của răng
- Ngậm bình sữa thường xuyên
Thói quen thường thấy ở các bé là bú bình sữa, nước trái cây, các loại dung dịch có chất ngọt điều này rất dễ sâu răng sữa. Đặc biệt là khi ngậm cả lúc ngủ, vì khi ngủ tuyến nước bọt tiết ra ít để giảm axit trong miệng và bảo vệ răng, trẻ rất dễ sâu răng cửa trước.
- Đồ ăn vặt
Thói quen tiêu diệt men răng của trẻ là đồ ăn vặt, đặc biệt là bữa phụ về đêm mà lại không biết cách chăm sóc răng miệng. Vì khi ăn thức ăn có nhiều đường, độ pH trong miệng giảm, tăng nhiều axit, răng dễ bị ăn mòn.
- Trẻ cắn móng tay, mút tay
Trẻ nhỏ thường cắn móng tay, mút tay, gặm bút, cắn vật cứng,… rất nguy hiểm cho sức khỏe và cả răng miệng. Răng sẽ bị mòn, nứt, mẻ, đau răng, ê răng,… thậm chí còn làm chết tủy răng, sưng tấy, nhiễm trùng,…
Trẻ mút tay có thể đẩy răng cửa trước ra ngoài, nếu thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng răng vẩu (răng hô) làm mất thẩm mỹ khuôn mặt.
- Dùng tăm xỉa răng từ bé
Khi dùng các vật nhọn xỉa răng, trẻ có thể bị mòn răng, nhiễm trùng nướu, tạo nên kẽ hở ở răng gây nên tình trạng răng thưa. Nếu cần làm sạch, ba mẹ có thể hướng dẫn trẻ dùng chỉ nha khoa, bàn chải răng hoặc tăm nước mức độ phù hợp để không ảnh hưởng răng nướu.
Xem thêm: Răng Sữa Bị Sâu: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Khắc Phục Cho Trẻ
Lưu ý lựa chọn thực phẩm phù hợp với răng sữa
Nếu muốn răng sữa của bé chắc khỏe và không sâu răng, cha mẹ nên để ý về chế độ dinh dưỡng cân đối, đầy đủ chất cho sự phát triển của bé.
Thực phẩm tốt cho răng sữa
- Thực phẩm giàu Magie, Canxi tạo khoáng hóa xương, răng, được cơ thể hấp thụ nhiều nhất từ sữa. Ngoài ra, có trong hải sản, cá biển, thịt, rau xanh, các loại đậu hạt, phô mai, sữa chua,… Hoạt động ngoài trời buổi sáng cũng giúp bé hấp thu canxi cho cơ thể.
- Thực phẩm chứa Vitamin A, C, D trong rau xanh, quả tươi họ cam, chanh, quýt, cà chua, bông cải xanh, gan, thịt, trứng, dầu cá,…
- Thực phẩm giàu Photpho như thịt gà, lợn, hải sản, hạt bí ngô, hạt hướng dương, ngũ cốc, đậu lăng,…
- Bổ sung nhiều rau, củ, quả cung cấp vitamin, chất xơ. Chất xơ có tác dụng chà răng, hỗ trợ nướu răng mạnh khỏe.
Thực phẩm không tốt cho răng sữa
Hạn chế bánh kẹo, nước ngọt, nước có ga và kem. Tránh dùng những thức ăn dễ bám răng như kẹo dừa, chè, mè xửng,.. Nếu dùng, sau đó nên đánh răng ngay hoặc súc miệng.
Qua bài biết, Platinum Dental đề cập “răng sữa là gì” vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của bé từ ăn nhai, thẩm mỹ, hỗ trợ mọc răng sau này. Vì vậy, cha mẹ nên chăm sóc, kiểm tra răng miệng cho bé ngay từ đầu để bảo vệ hàm răng của bé yêu nhé!
Tham khảo:
Nha Khoa Tổng Quát Là Gì? Các Dịch Vụ Nha Khoa Tổng Quát Tại Platinum Dental
Nha Khoa Trẻ Em Trong Giai Đoạn Răng Sữa Và Chi Phí Platinum Dental
Bọc Răng Sữa Cho Bé Có Nên Hay Không? Độ Tuổi Thích Hợp Bọc Răng Sữa