Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp không chỉ giúp bạn giảm cảm giác đau nhức, khó chịu mà còn hỗ trợ quá trình niềng răng diễn ra hiệu quả hơn. Vậy niềng răng ăn gì là tốt nhất? Bài viết sau đây của Platinum Dental sẽ bật mí các loại thực phẩm nên và không nên ăn khi niềng răng để bạn tham khảo.
Nội dung bài viết
Niềng răng ăn gì tốt nhất?
Nếu bạn đang thắc mắc niềng răng ăn gì tốt nhất thì có thể tham khảo ngay những loại thực phẩm dưới đây:
Thức ăn được nấu chín, mềm
Các món ăn được nấu chín kỹ như súp, cháo, bún, phở,… là gợi ý lý tưởng trong thời gian đầu niềng răng. Những thực phẩm này không cần nhiều lực nhai, giúp giảm áp lực lên răng và niềng, đồng thời vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, tránh mệt mỏi hay thiếu năng lượng.
Trứng và các món nấu từ trứng
Trứng và các món được chế biến từ trứng như bánh bông lan, bánh flan,… là nguồn cung cấp vitamin D tuyệt vời – một dưỡng chất cần thiết cho sự chắc khỏe của răng và xương. Với kết cấu mềm mịn, dễ ăn, trứng là lựa chọn phù hợp cho người đang niềng răng, đặc biệt trong những ngày đầu nhạy cảm.
Sữa và thực phẩm từ sữa
Sữa tươi, phô mai, bơ, sữa chua,… là nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng và cực kỳ dễ tiêu hóa. Nhờ kết cấu mềm mịn, những món này không cần phải dùng lực nhai mạnh, rất phù hợp cho người mới bắt đầu niềng răng đang gặp khó khăn trong việc ăn uống.
Ngũ cốc dinh dưỡng
Các loại ngũ cốc như yến mạch, đậu phụ, bánh mì mềm,… là sự lựa chọn hợp lý khi cần bổ sung tinh bột và năng lượng mà vẫn đảm bảo độ mềm, dễ ăn. Đây là nhóm thực phẩm giúp duy trì thể lực ổn định mà không tạo áp lực lên hàm răng đang niềng.
Các loại thịt và hải sản
Thịt và các loại hải sản là thành phần quan trọng trong thực đơn hàng ngày của người đang niềng răng. Với lượng protein cao, những thực phẩm này giúp duy trì năng lượng, hỗ trợ cơ bắp và ngăn ngừa tình trạng sụt cân thường gặp trong quá trình chỉnh nha.
Đặc biệt, trong giai đoạn đầu khi răng còn đau nhức và nhạy cảm, bạn nên chế biến thịt và hải sản theo cách dễ ăn như hấp mềm, luộc, băm nhỏ hoặc xay nhuyễn, kết hợp nấu cùng cháo, súp hay món hầm để dễ tiêu hóa và không tạo áp lực lên hàm.
Các loại rau, củ, quả
Thực phẩm từ rau xanh, củ quả không chỉ giàu vitamin mà còn chứa nhiều chất xơ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn trong quá trình niềng răng. Những dưỡng chất này góp phần tăng cường miễn dịch và làm dịu cơn đau nhức răng miệng. Nếu việc nhai trở nên khó khăn sau khi niềng răng thì bạn có thể hấp chín rau củ hoặc ép thành nước uống, sinh tố để sử dụng dễ dàng hơn.
Xem thêm: Niềng răng có đau không? Cách giảm đau khi niềng răng?
Niềng răng nên kiêng ăn gì?
Niềng răng kiêng ăn gì cũng là một thắc mắc được nhiều người quan tâm, dưới đây là một số thực phẩm bạn nên hạn chế ăn để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cũng như đảm bảo hiệu quả niềng răng.
Đồ ăn dai, cứng
Các món ăn có độ cứng hoặc độ dai cao như kẹo cứng, đá lạnh, bạch tuộc nướng, sườn nướng,… có thể gây tổn thương cho răng và ảnh hưởng đến hiệu quả chỉnh nha.
Những thực phẩm này không chỉ khiến răng dễ bị ê buốt mà còn làm tăng nguy cơ bung mắc cài, lệch dây cung hoặc hỏng hóc khí cụ niềng. Vì vậy, tốt nhất bạn nên hạn chế tối đa nhóm thực phẩm này trong suốt quá trình niềng răng.
Thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh
Trong quá trình niềng răng, răng sẽ chịu lực từ các khí cụ chỉnh nha, khiến chân răng trở nên nhạy cảm hơn bình thường. Vì vậy, việc tiêu thụ thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh có thể gây cảm giác ê buốt và đau nhức, làm tình trạng khó chịu kéo dài cũng như ảnh hưởng đến hiệu quả chỉnh nha.
Thực phẩm dẻo, dính
Các món ăn có độ dẻo và dính cao như bánh dày, bánh nếp, kẹo dẻo, kẹo cao su,… hoàn toàn không phù hợp với người đang trong quá trình niềng răng. Những loại thực phẩm này đòi hỏi răng hàm phải nhai nhiều và mạnh hơn, dễ khiến răng bị đau nhức, khó chịu kéo dài.
Không chỉ vậy, kết cấu dính của chúng còn khiến thức ăn dễ bám lại trên mắc cài và dây cung, gây khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng. Nếu không làm sạch kỹ, đây có thể là môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển, dẫn đến các vấn đề như sâu răng, viêm nướu hoặc hôi miệng.
Thực phẩm nhiều đường, tinh bột
Những thực phẩm giàu đường và tinh bột như thức ăn nhanh, bánh kẹo,… có thể làm tăng nguy cơ hình thành axit trong miệng, từ đó dẫn đến sâu răng và các vấn đề răng miệng khác. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng mà còn có thể làm chậm quá trình chỉnh nha và giảm hiệu quả điều trị.
Thực phẩm giòn và có nhiều vụn
Khi niềng răng, bạn nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm giòn và dễ vụn như bánh quy, snack,… Những mảnh vụn từ các món ăn này có thể dễ dàng mắc kẹt trong mắc cài hoặc các kẽ răng, gây khó khăn trong việc vệ sinh. Nếu không được làm sạch kịp thời, chúng có thể dẫn đến các vấn đề răng miệng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị và kéo dài thời gian chỉnh nha.
Xem thêm: Trồng Răng Implant Kiêng Ăn Gì Và Nên Ăn Gì Để Nhanh Lành?
Hướng dẫn cách nhai thức ăn sau khi niềng răng
Việc ăn uống khi niềng răng có thể gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là khi sử dụng mắc cài. Do đó, người niềng răng cần lưu ý hướng dẫn nhai sau đây:
Bước 1: Cắt thức ăn thành miếng nhỏ
Chia thức ăn thành các phần nhỏ giúp giảm áp lực lên răng trong quá trình nhai, từ đó giảm thiểu nguy cơ làm hỏng mắc cài hoặc dây cung. Đồng thời, việc này cũng giúp cơ thể dễ dàng tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất hơn.
Bước 2: Sử dụng răng hàm khi nhai
Răng hàm là phần răng chịu lực chính trong việc ăn nhai, vì vậy chỉ có răng hàm mới có thể chịu được lực tác động khi niềng răng. Hãy hạn chế sử dụng răng cửa và răng nanh trong giai đoạn đầu niềng răng, vì lúc này các răng này còn rất nhạy cảm và dễ gây đau nhức khi ăn nhai mạnh.
Bước 3: Ăn từ từ và nhai kỹ
Ăn chậm và nhai kỹ giúp giảm cảm giác đau nhức do lực siết của mắc cài, đồng thời giúp bảo vệ mắc cài không bị bung hoặc tuột ra trong khi ăn. Việc ăn chậm cũng giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn và hạn chế các sự cố không mong muốn trong quá trình chỉnh nha.
Một số điều cần lưu ý về ăn uống sau khi niềng răng
Để duy trì sức khỏe răng miệng và đảm bảo hiệu quả chỉnh nha trong suốt quá trình niềng răng, bạn nên lưu ý một số điều sau:
- Ăn uống nhẹ nhàng: Nên ăn từ tốn, nhai kỹ để giảm áp lực lên răng. Trong trường hợp răng còn đau hoặc ê buốt, hãy cắt nhỏ thức ăn trước khi ăn để tránh làm tổn thương cấu trúc răng và mắc cài.
- Không dùng răng như công cụ: Tránh sử dụng răng để mở nắp chai, cắn nắp lon hoặc bất kỳ vật cứng nào nhằm bảo vệ hệ thống mắc cài khỏi hư hỏng.
- Chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng: Đánh răng bằng bàn chải lông mềm ít nhất 4–5 lần mỗi ngày, đặc biệt sau các bữa ăn, trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy.
- Bổ sung fluoride: Ưu tiên sử dụng kem đánh răng và nước súc miệng có chứa fluoride để giúp men răng chắc khỏe và phòng ngừa sâu răng trong thời gian đeo niềng.
- Thăm khám định kỳ theo lịch hẹn: Tuân thủ các chỉ dẫn từ bác sĩ chỉnh nha và đi tái khám đúng lịch để theo dõi tiến độ dịch chuyển của răng, đồng thời xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh.
Các câu hỏi liên quan niềng răng
Thông thường, sau khoảng 2–3 ngày kể từ khi bắt đầu niềng răng, người đeo niềng đã bắt đầu thích nghi với khí cụ chỉnh nha và cảm giác đau sẽ giảm dần. Lúc này, bạn có thể quay lại ăn cơm nhưng nên ăn kèm với các món mềm, dễ nhai.
Tuy nhiên, thời gian cụ thể còn phụ thuộc vào mức độ nhạy cảm của từng người. Nếu vẫn còn ê buốt, bạn nên tiếp tục ăn cháo hoặc súp cho đến khi cảm thấy thoải mái hơn khi nhai cơm.
Bữa sáng là bữa ăn quan trọng giúp cung cấp năng lượng cho cả ngày, đặc biệt đối với người niềng răng để tránh tình trạng giảm cân không mong muốn. Bạn có thể chọn những món ăn mềm, dễ nhai và đầy đủ dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe răng miệng cũng như cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Khi niềng răng, lực kéo từ mắc cài hoặc khay niềng khiến chân răng trở nên nhạy cảm và yếu hơn bình thường. Vì vậy, việc ăn các món lạnh như kem có thể gây ra cảm giác ê buốt và khó chịu. Để tránh làm tăng cảm giác đau nhức, bạn nên hạn chế tiêu thụ kem và những thực phẩm lạnh tương tự trong quá trình niềng răng.
Như vậy, thắc mắc niềng răng ăn gì tốt nhất đã được Platinum Dental giải đáp chi tiết trong bài viết trên đây. Hãy liên hệ ngay với Platinum Dental thông qua hotline 096 779 7799 khi có nhu cầu niềng răng để được thăm khám và hỗ trợ nhanh chóng nhất.
Tham khảo:
Niềng răng có đau không? Cách giảm đau khi niềng răng?
Đeo Niềng Răng Bao Lâu Mới Có Thể Tháo? Có Nên Tháo Niềng Sớm Không?
Niềng răng có mấy giai đoạn? Đâu là giai đoạn xấu nhất khi niềng răng