Ở giai đoạn 2 – 6 tuổi, trẻ rất dễ bị sâu răng sữa. Đây là tình trạng báo động trên toàn thế giới. Nguyên nhân vì sao răng sữa bị sâu? Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý hiệu quả là gì? Cùng Platinum Dental tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Nội dung bài viết
Răng sữa bị sâu là như thế nào?
Theo nghiên cứu, sâu răng sữa đang phổ biến hơn 85% trẻ em Việt Nam từ 6 – 8 tuổi, ở Mỹ có 23%, ở Anh đến 28%, 57% ở Ấn Độ, chiếm 57% tại Nam Phi và 51% ở Trung Quốc. Vậy răng sữa bị sâu là bệnh gì mà ảnh hưởng như thế?
Sâu răng sữa là mô răng bị hủy hoại bởi vi khuẩn, tạo lỗ sâu, ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai, hệ tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng, tác động đến răng vĩnh viễn và thẩm mỹ ở trẻ em. Tình trạng sâu răng sữa nguyên nhân chủ yếu do thói quen ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc ở trẻ em và gia đình.
Nguyên nhân dẫn đến răng sữa bị sâu
Sâu răng sữa có nhiều nguyên nhân, đa phần do sự chủ quan của trẻ và gia đình ít quan tâm đến vai trò của răng giai đoạn đầu đời.
Vệ sinh răng miệng kém
Khi trẻ không biết cách vệ sinh răng miệng hoặc vệ sinh qua loa, các mảng bám sẽ tích tụ lại trên răng, lâu ngày hình thành ổ vi khuẩn phá hủy men răng và tủy răng. Răng của bé sẽ yếu dần là hình thành lỗ sâu răng.
Ăn nhiều đồ ngọt
Trẻ nhỏ rất thích đồ ngọt, nhưng nếu ăn tùy theo sở thích, không kiểm soát là nguyên nhân chính dẫn đến sâu răng. Vi khuẩn ưa thích môi trường của kẹo ngọt, vì vậy dễ hình thành ổ vi khuẩn, chúng lên men đường bám vào răng tạo nên lỗ răng sâu.
Men răng sữa hỏng
Cấu tạo của men răng sữa mỏng hơn so với răng vĩnh viễn nên dễ bị vi khuẩn tấn công và hình thành sâu răng rất nhanh.
Răng mọc lệch
Khi các răng mọc chen chúc nhau, xô lệch sẽ gây khó khăn trong việc đánh răng của bé. Đây là điều kiện cho các mảng bám tích tụ trên răng, gây tình trạng răng sữa bị sâu.
Bệnh lý răng miệng
Trẻ nhỏ cũng có khả năng khởi phát các bệnh lý răng miệng như viêm nướu, viêm tủy,… từ đó dễ mắc sâu răng sữa.
Vi khuẩn từ mẹ sang con
Trong quá trình mang thai, cơ thể của mẹ rất quan trọng. Nếu mẹ mắc bệnh liên quan đến nha chu, viêm nướu,… vi khuẩn dễ lan truyền sang bào thai. Ngoài việc ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể mà còn nguy cơ sâu răng sữa hoặc khuyết men răng, dễ sứt mẻ.
Có thể bạn quan tâm: Nhổ Răng Sữa Cho Trẻ Em Nhẹ Nhàng Và Nhanh Chóng
Dấu hiệu sâu răng sữa
Răng sữa bị sâu rất dễ nhận biết, bạn nên để ý những dấu hiệu sau đây để kịp thời điều trị cho bé:
- Viền chân răng bị lốm đốm hoặc đốm đen.
- Miệng trẻ có mùi hôi kéo dài.
- Thân răng có lỗ sâu màu đen, mảng bám.
- Phần lợi xung quanh răng sưng phù, bé đau răng.
Vì sao nên điều trị sâu răng sữa kịp thời
Nhiều người cho rằng, răng sữa sau này sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn nên không chú trọng đến việc chăm sóc răng miệng cho trẻ. Tuy nhiên, răng sữa bị sâu nếu không điều trị kịp thời, gây ra những hệ lụy nghiêm trọng:
- Đau nhức, khó chịu, bé quấy khóc, biếng ăn ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Trẻ 2 – 4 tuổi, sâu răng tác động đến ăn nhai, nghiền thức ăn, nguy hại cho hệ tiêu hóa.
- Rụng răng sớm, răng vĩnh viễn mọc lệch ảnh hưởng đến cấu trúc hàm.
- Khả năng phát âm khi tập nói, bé ngọng nghịu.
- Nhiễm trùng, viêm chóp – tủy răng.
- Ảnh hưởng đến hoạt động trí não và IQ.
Xem thêm: Nhổ Răng Sâu Cho Trẻ Và Thông Tin Cơ Bản Cha Mẹ Cần Biết
Cách xử lý an toàn khi răng sữa bị sâu
Để biết cách xử lý an toàn, hiệu quả bạn nên cho bé đến nha khoa để kiểm tra tình trạng và mức độ sâu răng. Sau đó, nha sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị theo từng trường hợp. Cụ thể như sau:
Viêm tủy răng có thể hồi phục
Khi phát hiện kịp thời, sâu răng mới hình thành chưa ảnh hưởng đến răng và tủy thì rất dễ xử lý và chỉ cần trám răng sâu. Quy trình trám răng sữa bị sâu như sau:
- Bước 1: Làm sạch răng và chỗ sâu
- Bước 2: Trám lót bằng vật liệu y tế chuyên dụng
- Bước 3: Trám phục hồi sau trám lót
Viêm tủy răng không thể hồi phục
Ở giai đoạn này, răng sữa bị sâu nặng tác động đến tủy. Nha sĩ sẽ chữa tủy và trám lại. Quy trình như sau:
- Bước 1: Vệ sinh răng và gây tê
- Bước 2: Mở và bơm rửa ống tủy
- Bước 3: Lau khô ống tủy
- Bước 4: Trám bít ống tủy hoàn thành chữa tủy
- Bước 5: Trám kết thúc lỗ sâu.
Có nên nhổ răng sữa không?
Việc loại bỏ một chiếc răng cần cân nhắc kỹ lưỡng, vì răng sữa định hình răng vĩnh viễn sau này. Răng sữa bị sâu nên nhổ hay không còn tùy vào tình trạng sâu răng. Trong một số trường hợp, răng cần loại bỏ là cực kỳ cần thiết để bảo vệ cấu trúc răng sau này:
- Răng sữa lung lay và không thể tự rụng
- Răng sâu lớn, gây đau nhức, ảnh hưởng đến sức khỏe và ăn uống
- Viêm tủy nghiêm trọng, nhiễm trùng chóp răng
- Sâu răng ảnh hưởng đến sự phát triển của răng vĩnh viễn xung quanh
Nhổ răng sữa an toàn tại Platinum Dental
Khi tiến hành nhổ răng sữa cho con, cha mẹ nên chọn nha khoa uy tín, an toàn để ổn định tâm lý trẻ, nha sĩ thực hiện không đau để bé thoải mái hơn.
Platinum Dental – Địa chỉ nha khoa trẻ em
Platinum Dental là địa chỉ uy tín, an toàn trong các dịch vụ nha khoa, đặc biệt là nhổ răng không đau cho trẻ nhỏ, được nhiều gia đình lựa chọn.
Tại đây, sự chuyên nghiệp từ khâu thăm khám, tư vấn và nha sĩ nhổ răng sữa cho bé có chứng chỉ hành nghề, là nha sĩ giỏi được đào tạo bài bản, nhiều kinh nghiệm. Không chỉ có tay nghề cao, đội ngũ y – bác sĩ của nha khoa thấu hiểu tâm lý trẻ nhỏ, giúp các bé không có cảm giác sợ hãi mà thoải mái, dễ chịu.
Nha khoa sở hữu cơ sở vật chất hiện đại, vô trùng, phòng điều trị riêng biệt,… an toàn cho trẻ.
Quy trình nhổ răng sữa bị sâu an toàn
Platinum Dental có quy trình nhổ răng sữa bị sâu theo đúng quy chuẩn của Bộ Y Tế. Quy trình diễn ra như sau:
Bước 1: Khám và tư vấn
Nha sĩ sẽ khám tổng quát răng miệng để xác định mức độ sâu răng, đề ra phương án trám hay nhổ loại bỏ cho gia đình lựa chọn.
Bước 2: Vệ sinh răng miệng
Tiếp theo, vệ sinh răng miệng để tránh nhiễm khuẩn và sát khuẩn. Nha sĩ tiến hành gây tê để bé không có cảm giác đau, thoải mái để quá trình loại bỏ răng sâu nhanh chóng, an toàn.
Bước 3: Tiến hành nhổ răng sữa bị sâu
Với thiết bị máy móc hiện đại trong phòng vô trùng, nha sĩ tiến hành nhổ răng sâu cho bé. Đảm bảo thao tác nhẹ nhàng, hạn chế xâm lấn giúp vết thương nhanh hồi phục.
Bước 4: Bác sĩ dặn dò và kê toa thuốc
Hoàn thành quá trình nhổ răng, nha sĩ sẽ kê thuốc chống viêm, kháng khuẩn và giảm đau cho bé. Nha sĩ sẽ hẹn lịch tái khám (nếu cần), hướng dẫn phụ huynh chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách cho trẻ.
Hướng dẫn phòng ngừa răng sữa bị sâu
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” là phương châm cốt lõi để bảo vệ sức khỏe. Để giúp con không phải đau nhức khi sâu răng sữa, ba mẹ hoàn toàn có thể bằng cách lưu lại những biện pháp sau đây:
- Vệ sinh răng miệng đúng cách: chải răng ít nhất 2 lần / ngày bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng phù hợp.
- Súc miệng bằng nước súc miệng trẻ em hoặc nước muối ấm pha loãng để làm sạch mảng bám trên răng.
- Khuyến khích trẻ ăn những thực phẩm nhiều canxi, protein, photpho, các loại vitamin, rau củ quả, ngũ cốc,… Những thực phẩm này giàu chất dinh dưỡng giúp răng chắc khỏe.
- Hạn chế thực phẩm, đồ uống ngọt, có chất tạo đường. Đây là môi trường thích hợp để vi khuẩn tích tụ tạo mảng bám và làm răng sữa bị sâu.
- Không nên cho bé ngậm đồ ăn, đồ uống trong miệng, ngậm bình sữa khi ngủ vì vi khuẩn sẽ tiếp xúc và lưu lại trên răng.
- Thăm khám răng định kỳ 3 – 6 tháng/ lần để kiểm tra tình trạng răng, phát hiện sớm các vấn đề răng miệng điều trị kịp thời.
Những biện pháp trên, nếu duy trì áp dụng hàng ngày không chỉ phòng ngừa răng sữa bị sâu mà còn bảo vệ sức khỏe tổng thể của trẻ.
Tóm lại, răng sữa của bé có vai trò quan trọng nên cần được bảo vệ và chăm sóc kỹ càng. Hy vọng những thông tin trên, Platinum Dental đã giải đáp được những thắc mắc của bạn về răng sữa bị sâu? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết sâu răng sữa. Và quan trọng là cách phòng ngừa để bé yêu có sức khỏe răng miệng tốt.
Tham khảo:
Bọc Răng Sữa Cho Bé Có Nên Hay Không? Độ Tuổi Thích Hợp Bọc Răng Sữa
Niềng Răng Trẻ Em Có Phương Pháp Nào? Chi Phí Bao Nhiêu?