Ghép Xương & Nâng Xoang
Nội dung bài viết
Vì sao phải ghép xương?
Thành công của một implant nha khoa về thẩm mỹ và khả năng nâng đỡ cho phục hình phụ thuộc rất nhiều vào thể tích xương hàm tại vùng cấy ghép implant.
Có nhiều lý do gây giảm thể tích xương hàm, bao gồm: bệnh nha chu, chấn thương, nhiễm trùng. Việc ghép xương giúp làm gia tăng thể tích xương và cải thiện hình dạng của sống hàm nhằm tạo thuận lợi cho thành công của implant. Quá trình ghép xương được thực hiện ngay tại phòng mạch. Vật liệu ghép xương rất đa dạng, gồm xương tự thân từ chính bệnh nhân, xương nhân tạo từ xương bò, heo hay vật liệu tổng hợp.
Vì sao phải nâng xoang?
Xoang hàm là 2 hai hốc rỗng chứa không khí nằm hai bên vùng xương mặt. Khi ta càng lớn tuổi thì xoang càng rộng ra, tiến sát vào vùng chóp chân răng hàm trên. Nếu răng hàm trên bị mất đi, xoang sẽ rộng hơn đến vùng mất răng đó, làm xương ở vùng mất răng giảm đi nhiều hơn. Nếu không thực hiện thủ thuật nâng xoang ghép xương vào vùng mất răng này thì ta không thể đặt được implant vì lượng xương còn lại quá mỏng, không đủ để nâng đỡ implant.
Các phương pháp ghép xương
Có nhiều phương pháp khác nhau:
Ghép xương nguyên khối
Trong kỹ thuật ghép xương này, bác sĩ sẽ lấy một khối xương nhỏ cần thiết từ 1 vùng nào đó trên chính bệnh nhân và đặt khối xương này vào vùng cấy implant.
Vùng phổ biến để lấy khối xương ghép là vùng cằm hoặc vùng gần răng khôn. Với kỹ thuật này, việc cắm ghép implant sẽ được thực hiện sau 6 tháng, khi khối xương ghép đã tích hợp vào vùng nhận ghép.
Kỹ thuật này được áp dụng khi thể tích xương ở vùng sẽ cấy ghép còn rất ít, răng đã bị mất rất lâu.
Ghép xương bột
Trong trường hợp xương bị mất ít, Bác sĩ có thể tiến hành cấy ghép implant 1 lần duy nhất. Những vùng implant không được bao phủ bởi xương hàm sẽ được bao phủ bằng xương ghép trong lúc cấy ghép implant. Xương ghép có dạng hạt nhỏ, làm từ xương bò, xương heo, vật liệu tổng hợp hay lấy từ chính bệnh nhân.
Kỹ thuật bảo tồn xương ổ răng sau khi nhổ răng
Vùng xương hàm neo giữ răng gọi là xương ổ răng. Xương ổ răng sẽ bị tiêu ngót rất nhanh sau khi răng bị nhổ.
Kỹ thuật bảo tồn xương ổ răng là một kỹ thuật ghép xương vào ổ răng tức thì ngay sau khi nhổ răng hay sau khi nhổ răng từ 1 đến 2 tuần.
Việc nhổ răng được thực hiện rất nhẹ nhàng bằng máy peziotomes thay cho kềm và nạy.
Việc bảo tồn xương ổ răng sẽ tạo thuận lợi cho việc cấy ghép implant sau này.
CẤY GHÉP IMPLANT (BAO GỒM ABUTMENT VÀ RĂNG SỨ) |
|||||||
• Hệ thống Implant Hàn Quốc |
Đơn vị |
23.000.000 - 27.000.000 |
|||||
• Hệ thống Implant Châu Âu, Mỹ |
Đơn vị |
32.000.000 - 37.000.000 |
|||||
• Hệ thống Implant Thụy Sĩ (Straumann) |
Đơn vị |
36.000.000 - 40.000.000 |
|||||
• All-On-4 (bao gồm răng và hàm) |
Hàm |
150.000.000 - 190.000.000 |
|||||
• All-On-6 (bao gồm răng và hàm) |
Hàm |
190.000.000 - 276.000.000 |
|||||
• All-On-8 (bao gồm răng và hàm) |
Hàm |
240.000.000 - 300.000.000 |
|||||
PHẪU THUẬT HỖ TRỢ CẤY GHÉP IMPLANT |
|||||||
• Ghép xương |
Răng |
8.000.000 - 12.000.000 |
|||||
• Ghép xương khối |
Vùng |
24.000.000 |
|||||
RĂNG SỨ TRÊN IMPLANT (BAO GỒM ABUTMENT) |
|||||||
• Zirconia |
Răng |
12.000.000 |