Vì sao đánh răng mà miệng vẫn hôi?

Hôi miệng là một trong những dấu hiệu bệnh lý dù không quá nghiêm trọng những ít nhiều vẫn gây ra sự khó chịu cho cả người mắc chứng này cũng như người đối diện khi giao tiếp. Một số người cũng cho biết rằng đã vệ sinh răng miệng và đánh răng mà miệng vẫn hôi nên không biết lý do là tại sao. Bài viết dưới đây của Nha Khoa Platinum sẽ giúp bạn tìm hiểu dấu hiệu nhận biết và các nguyên nhân chính gây ra chứng hôi miệng này.

Dấu hiệu nhận biết và hậu quả của việc hôi miệng

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của chứng hôi miệng chính là hơi thở có mùi hôi, có thể rơi vào một số thời gian nhất định nào trong ngày hoặc nếu tình trạng tệ hơn có thể là cả ngày. Trên thực tế, chứng hôi miệng bình thường có thể phổ biến ở các trường hợp như khung thời gian mới thức dậy vào buổi sáng hoặc dùng thức ăn có mùi nặng, hút thuốc lá,… chỉ cần đánh răng sạch sẽ là có thể cải thiện tình hình. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nặng hơn dù đã đánh răng mà miệng vẫn hôi thì có thể là do các bệnh lý bên trong cơ thể. Nếu chứng hôi miệng kéo dài không được kiểm soát sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt.

Dấu hiệu nhận biết hôi miệng là hơi thở có mùi khó chịu
Dấu hiệu nhận biết hôi miệng là hơi thở có mùi khó chịu

>>> Nguyên nhân có thể do bạn chưa thật sự đánh răng đúng cách. Tham khảo ngay Cách đánh răng đúng cách phòng ngừa bệnh răng miệng

Nguyên nhân hơi thở có mùi hôi dù đã đánh răng thường xuyên?

Bên dưới là những nguyên nhân có thể gây ra tình trạng đánh răng mà miệng vẫn hôi mọi người nên lưu ý.

Tại sao đánh răng mà miệng vẫn hôi?
Tại sao đánh răng mà miệng vẫn hôi?

Cơ thể thiếu nước

Có thể bạn chưa biết, tuyến nước bọt của chúng ta sẽ có khả năng bị hạn chế hoạt động nuôi dưỡng tế bào cũng như sản sinh nước bọt để tiêu diệt vi khuẩn nếu cơ thể không cung cấp đủ lượng nước cần thiết. Vì vậy vi khuẩn trong khoang miệng sinh sôi sẽ làm hơi thở có mùi khó chịu.

Ăn các loại thực phẩm có mùi

Khi sử dụng những món ăn nặng mùi như mắm, ruốc,… mà không vệ sinh răng miệng và đánh răng thật kỹ lưỡng thì vẫn có khả năng bị hôi miệng do các mảng bám bị bám lại trên vị trí các chân răng.

Nhịn đói

Nhiều người sẽ thắc mắc tại sao không ăn gì cũng có thể gây ra hôi miệng? Lý do là vì không ăn uống đầy đủ sẽ gây ra tình trạng ketosis – quá trình sản sinh ra hợp chất làm hơi thở có mùi là xeton sẽ xuất hiện.

Hút thuốc lá

Đây là sự thật không cần bàn cãi vì trong thành phần của thuốc lá chứa nhiều chất gây ảnh hưởng đến đường hô hấp nói chung và khoang miệng nói riêng. Trong trường hợp người thường xuyên sử dụng thuốc lá thì dù đã đánh răng mà miệng vẫn hôi do mùi thuốc lá để lại rất nặng.

Dạ dày không khỏe

Người bị đau dạ dày thường có hơi thở nặng mùi do các triệu chứng như khó tiêu, đầy hơi, ợ nóng,… làm đẩy luồng hơi từ dạ dày lên trên khoang miệng.

Bị sâu răng

Nếu người bị sâu răng nặng thì đương nhiên hôi miệng là tình trạng khó tránh khỏi vì sâu răng đã phản ánh số lượng vi khuẩn tồn tại trong khoang miệng là khá nhiều.

Amidan có sỏi

Amidan có sỏi không chỉ gây ra những cơn đau họng bất chợt mà còn làm người bệnh mắc chứng hơi thở có mùi do sỏi amidan chính là được tạo thành từ sự tích tụ lâu ngày của vi khuẩn.

Lượng đường trong máu cao

Những người có lượng đường trong máu cao, bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường sẽ có nguy cơ mắc chứng hôi miệng cao hơn do lượng đường trong máu dẫn lên khoang miệng cao, có thể thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn.

Hội chứng Sjogren

Những bệnh nhân mắc hội chứng Sjogren có hơi thở mùi khó chịu bởi vì họ có khả năng tiết nước bọt thấp, tình trạng viêm nướu sâu răng đồng thời cũng có thể xảy ra.

Nhiễm ký sinh trùng, giun sán

Khi cơ thể bị nhiễm ký sinh trùng, cơ hội tăng trưởng của các vi khuẩn trên khắp cơ thể sẽ cao hơn kể cả trong khoang miệng. Do vậy đánh răng mà miệng vẫn hôi trong trường hợp này có thể được lý giải từ các yếu tố bên trong cơ thể chứ không chỉ đơn giản là vệ sinh răng miệng.

Làm gì để phòng tránh hôi miệng, cho hơi thở thơm mát?

Như đã đề cập ở trên, dù đã đánh răng mà miệng vẫn hôi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Vậy nên để phòng tránh chứng bệnh này cũng như cải thiện hơi thở thơm mát hơn, bạn cần phải lưu ý đến chế độ ăn uống cũng như chủ động tìm hiểu những bệnh lý bên trong cơ thể của mình để đưa ra cách giải quyết triệt để tận gốc. Bên cạnh đó, vệ sinh răng miệng đúng cách cũng đóng vai trò quan trọng mà bạn không thể bỏ qua!

Luôn quan tâm đến sức khỏe răng miệng là cách tốt nhất để hạn chế tình trạng hơi thở có mùi
Luôn quan tâm đến sức khỏe răng miệng là cách tốt nhất để hạn chế tình trạng hơi thở có mùi

Nha Khoa Platinum chăm sóc răng miệng toàn diện đẩy lùi hôi miệng

Lời khuyên từ các chuyên gia để hạn chế các vấn đề về răng miệng nói chung cũng như bệnh hôi miệng nói riêng chính là đi thăm khám ở các địa chỉ nha khoa uy tín định kỳ để được định hướng chăm sóc răng miệng đúng cách và thích hợp nhất.

Nha Khoa Platinum sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và có nhiều năm kinh nghiệm
Nha Khoa Platinum sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và có nhiều năm kinh nghiệm

Khi đến với Nha Khoa Platinum, bạn sẽ được các y bác sĩ có kinh nghiệm chuyên môn cao trực tiếp thăm khám và tư vấn sức khỏe. Đồng thời chúng tôi cũng cung cấp các dịch vụ nha khoa liên quan để hỗ trợ tốt nhất cho bệnh nhân. Chi tiết thắc mắc vui lòng liên hệ qua số điện thoại 096 779 7799 để được giải đáp nhanh chóng.

 

5/5 - (1 bình chọn)