Mòn Cổ Chân Răng Là Gì? Các Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Như Thế Nào?

Mòn cổ chân răng là bệnh lý xuất hiện thường xuyên ở nhiều đối tượng. Căn bệnh này ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng của người bệnh. Bên cạnh đó, nó còn khiến người bệnh khó ăn nhai, gây sút cân và ảnh hưởng đến sức khỏe. Để biết nguyên nhân và cách điều trị căn bệnh này, hãy theo dõi bài viết ngay dưới đây của Platinum Dental nhé!

Mòn cổ chân răng là gì?

Mòn cổ chân răng là gì?
Mòn cổ chân răng là gì?

Mòn cổ chân (tiêu chân răng hình nêm) là tổn thương xảy ra ở cổ răng. Cụ thể là những chiếc răng trong miệng chỉ nhìn thấy một nửa phần còn lại. Phần không nhìn thấy sẽ nằm sâu dưới nướu và được cố định vào xương hàm. Sự khác biệt lớn nhất giữa hai phần răng này là phần tiếp xúc với răng có một lớp men chắc chắn. Ngược lại, chân răng được bao phủ bởi một mô liên kết và luôn đối mặt với nguy cơ bị sâu, mòn nếu bị tụt nướu.

Khi lớp mô liên kết đó bị mòn đi, những tiếp xúc nóng lạnh đột ngột sẽ đến ngà và tủy răng. Điều này sẽ dẫn đến cảm giác khó chịu với mức độ tăng dần. Còn khi răng bị mất lớp men ở cổ răng thì đó chính là bệnh mòn cổ chân răng. Căn bệnh này gây ra rất nhiều trở ngại và bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là quá trình ăn uống.

Nguyên nhân gây nên mòn cổ chân răng?

Khác với các bệnh về răng miệng thường do vi khuẩn gây ra, nguyên nhân gây nên mòn cổ răng chủ yếu là do thói quen vệ sinh răng miệng chưa khoa học và chế độ ăn uống không hợp lý của người bệnh.

  • Vệ sinh răng miệng sai cách: Chải răng quá mạnh, dùng bàn chải cứng chà xát lên bề mặt răng sẽ khiến răng bị bào mòn nhanh chóng. Chải theo chiều ngang cũng khiến nướu dễ tụt thấp làm lộ chân răng gây bệnh mòn cổ chân răng. 
  • Giữ vệ sinh răng miệng không sạch sẽ: Thức ăn còn đọng lại trên bề mặt răng gần nướu và kẽ răng, lâu ngày thức ăn sẽ chuyển hóa thành môi trường axit gây sâu răng.
  • Thói quen sử dụng đồ ăn quá chua, chứa nhiều axit trong thời gian dài.
  • Tiếp xúc với axit, nước ngọt có ga có nồng độ axit thấp cũng dễ gây mòn răng.
  • Yếu tố di truyền: Làm rối loạn quá trình hình thành các mô cứng của răng, khiến răng trở nên “mềm” hơn và răng dễ bị mòn.
  • Các bệnh toàn thân hoặc tác dụng phụ của thuốc.

Các triệu chứng khi bị mòn cổ chân răng

Các triệu chứng khi bị mòn cổ chân răng
Các triệu chứng khi bị mòn cổ chân răng

Triệu chứng phổ biến của bệnh mòn cổ chân răng là trong quá trình ăn nhai người bệnh sẽ thấy răng bị ê buốt, không uống đồ quá nóng, quá lạnh hoặc chua ngọt. Cổ răng cũng bị tê khi bạn đánh răng hoặc dùng nước súc miệng. Cũng có trường hợp răng bị mòn trở nên sưng tấy, đau nhức nướu, nhức răng dai dẳng khó chịu.

Cách điều trị mòn cổ phần chân răng

Các chuyên gia nha khoa đều đánh giá rằng bệnh mòn cổ chân răng có thể chữa trị hoàn toàn và không quá khó. Việc điều trị chỉ thực sự khó giải quyết khi tình trạng mòn phá hủy nhiều cấu trúc răng, gây chết tủy, nhiễm trùng tủy hoặc gãy răng. Chính vì vậy, ngay khi phát hiện những dấu hiệu mòn cổ răng, bạn cần nhanh chóng đến gặp nha sĩ để được điều trị sớm.

  • Ở giai đoạn đầu: Bệnh mòn cổ răng là một khe hở nhỏ hoặc lớn hơn có hình chữ V nhưng chưa ảnh hưởng đến tủy răng. Phương pháp điều trị ở giai đoạn này là nha sĩ sẽ nạo bỏ toàn bộ mô bệnh, sử dụng vật liệu trám tương thích với cấu trúc răng và có màu sắc giống màu răng để lấp đầy khoảng trống. Việc trám răng vừa bù đắp lại phần răng đã mất, vừa bảo vệ răng, loại bỏ tình trạng ê buốt răng, đảm bảo tính thẩm mỹ cho răng.
  • Giai đoạn nguy hiểm của bệnh: Khi tủy răng đã bị ảnh hưởng gây đau nhức, viêm nhiễm vùng chân răng hoặc gãy ngang thân răng. Phương pháp điều trị ở giai đoạn này là điều trị tủy, phục hình thân răng bằng chất trám và răng cần được bọc mão để bảo vệ răng.

Phòng tránh bệnh lý về răng này như thế nào là hiệu quả ?

Phòng tránh bệnh lý về răng này như thế nào là hiệu quả ?
Phòng tránh bệnh lý về răng này như thế nào là hiệu quả ?

Để phòng tránh bệnh mòn cổ chân răng bạn nên thay đổi thói quen theo những cách dưới đây: 

  • Bạn nên thay đổi thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày: Sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm; Sử dụng kem đánh răng có florua để đánh răng; đánh răng theo chiều dọc hoặc theo chuyển động tròn; chải răng từ từ và nhẹ nhàng, không chà xát mạnh trên bề mặt răng. Chải mặt trong, mặt ngoài và mặt trên của tất cả các răng. 
  • Kết hợp việc đánh răng đúng cách và dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng là phương pháp làm sạch răng hiệu quả nhất.
  • Tránh ăn vặt, ăn nhiều thức ăn cứng, dai.
  • Bạn nên hạn chế sử dụng thực phẩm quá chua, ngọt, có ga.
  • Bạn nên hỏi kỹ bác sĩ về tác dụng phụ của thuốc đối với răng. 
  • Hãy thường xuyên lên lịch khám răng định kỳ 6 tháng/lần để loại bỏ vôi răng, mảng bám trên bề mặt răng và có những điều chỉnh phù hợp cho hàm răng của mình.
  • Làm theo lời khuyên của nha sĩ khi gặp tình trạng bị mòn cổ chân răng. 

Mòn cổ chân răng là bệnh lý thường xuyên gặp phải nhưng cũng không khó điều trị nếu bạn phát hiện sớm. Mong rằng những thông tin Platinum Dental chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn phòng tránh được căn bệnh này và giúp răng miệng của mình thêm chắc khỏe hơn.

Tham khảo:

[Top 17] Phòng Khám Nha Khoa Tại TPHCM Uy Tín – An Toàn

Top 11 Địa Chỉ Trồng Răng Implant Tại TPHCM Uy Tín Và An Toàn Nhất

Viêm Chân Răng Có Mủ: Nguyên Nhân – Phương Pháp Điều Trị

Đánh giá