Gắn răng tạm là một trong những bước quan trọng nhất của quy trình bọc răng sứ. Vậy gắn răng tạm khi làm răng sứ là gì? Vì sao cần phải gắn răng tạm? Theo dõi ngay bài viết sau đây của Platinum Dental để hiểu rõ hơn về việc gắn răng tạm khi làm răng sứ cũng như quy trình thực hiện.
Nội dung bài viết
Răng tạm khi làm răng sứ là gì?
Răng tạm khi làm răng sứ là thuật ngữ dùng để chỉ mão răng được sử dụng tạm thời để bảo vệ phần chân răng đã được mài cùi trong thời gian chờ răng sứ hoàn thiện.
Răng tạm thường được chế tạo từ nhựa lành tính, an toàn và thân thiện với môi trường trong miệng. Tùy vào hình dáng và cấu trúc hàm răng của mỗi người mà răng tạm có kích thước khác nhau để đảm bảo vừa vặn với cùi răng.
Quá trình làm răng sứ từ khâu thăm khám, mài răng và lấy dấu răng cho đến thiết kế răng sứ diễn ra khá nhanh chóng. Một ca phục hình thường mất khoảng 2-3 ngày để hoàn thành với một chiếc răng sứ có hình dáng và màu sắc đạt thẩm mỹ cao.
Trong thời gian chờ sản xuất răng sứ, bác sĩ sẽ gắn một mão răng tạm bên ngoài cùi răng cho khách hàng. Mục đích của việc này là để bảo vệ cùi răng khỏi các tác nhân gây hại như vi khuẩn và mảng bám, giúp giữ cho cùi răng luôn khỏe mạnh cho đến khi quá trình phục hình hoàn tất.
Có thể bạn quan tâm: Cầu Răng Sứ Là Gì? Ưu Và Nhược Điểm Của Cầu Răng Sứ
Vì sao cần gắn răng tạm sau khi mài răng bọc sứ?
Bệnh nhân cần phải gắn răng tạm sau khi mài răng bọc sứ vì những lý do sau đây:
Bảo vệ cùi răng khỏi tác nhân bên ngoài
Như đã đề cập, răng tạm khi làm răng sứ sẽ bao phủ và bảo vệ cùi răng. Nhờ vậy, cùi răng không phải tiếp xúc trực tiếp với thức ăn, mảng bám và vi khuẩn – những yếu tố chính gây sâu răng và các bệnh lý răng miệng. Điều này đặc biệt quan trọng vì răng đã mài cùi thường yếu hơn so với răng bình thường.
Duy trì thẩm mỹ cho hàm răng
Sau khi mài răng, chiếc răng sẽ trở nên nhỏ hơn so với hình dáng ban đầu, điều này có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ và khiến khách hàng cảm thấy tự ti. Việc gắn răng tạm bằng nhựa lúc này sẽ giúp duy trì thẩm mỹ cho hàm răng, làm cho hàm răng trông đều đẹp và không bị khuyết thiếu về hình dáng.
Hạn chế ê buốt răng
Ê buốt răng sau khi mài là triệu chứng phổ biến trong quá trình làm răng sứ. Mức độ ê buốt có thể khác nhau tùy thuộc vào tỷ lệ mài và tình trạng ban đầu của răng. Việc lắp răng tạm sau khi mài sẽ giúp giảm thiểu tình trạng ê buốt, bảo vệ răng khỏi các tác nhân kích thích từ thức ăn nóng, lạnh,…
Hỗ trợ khả năng ăn nhai
Mặc dù răng tạm khi làm răng sứ chủ yếu có chức năng thẩm mỹ nhưng nó cũng hỗ trợ phần nào trong việc ăn nhai. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đây chỉ là răng tạm thời, do đó việc ăn uống sẽ gặp một số hạn chế và không thể thoải mái như với răng sứ vĩnh viễn.
Có bắt buộc phải gắn răng tạm sau khi mài răng không?
Việc gắn răng tạm trước khi bọc sứ là điều mà bệnh nhân nên thực hiện. Thông thường, các bác sĩ tại nha khoa luôn khuyến khích bệnh nhân làm điều này vì nó vô cùng cần thiết để bảo vệ cùi răng. Tuy nhiên, điều này không bắt buộc, một số khách hàng có thể cảm thấy không cần thiết do thời gian chờ đợi khá ngắn và họ có thể chờ đợi được.
Nếu bạn quyết định không gắn răng tạm sau khi mài răng, bạn cần chú ý đặc biệt đến việc bảo vệ răng. Hãy vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng và ăn uống khoa học để tránh gây tổn thương đến cùi răng và ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.
=> Bọc Răng Sứ Không Mài Có Được Không? Giá Bao Nhiêu?
Gắn răng tạm khi làm sứ có ăn uống bình thường được không?
Sau khi lắp răng tạm, bệnh nhân có thể ăn nhai và sinh hoạt như bình thường. Tuy nhiên, răng tạm chỉ có độ bền ở mức trung bình, vì vậy bệnh nhân nên tránh nhai các loại thức ăn quá cứng, quá dẻo hoặc quá dai. Việc tác động lực nhai quá mạnh lên răng tạm có thể gây lệch hoặc hỏng răng giả.
Răng tạm chủ yếu hỗ trợ chức năng ăn nhai và thẩm mỹ tạm thời nhưng không đạt hiệu quả tối ưu như răng sứ vĩnh viễn. Sau khoảng 2 ngày, khi răng sứ vĩnh viễn được gắn và khớp cắn đã đạt chuẩn, bạn có thể ăn uống thoải mái hơn. Các loại răng sứ cao cấp hiện nay đều có độ bền cao và tương thích tốt với răng, nướu, mang lại kết quả lâu dài.
Quy trình gắn răng tạm khi làm răng sứ
Quy trình làm răng sứ cần được thực hiện một cách chính xác bởi các bác sĩ có tay nghề cao và ứng dụng công nghệ hiện đại. Việc thăm khám và điều trị từng bước phải được tiến hành cẩn thận, kỹ lưỡng để đạt kết quả tốt và tránh các rủi ro, biến chứng không mong muốn cho khách hàng.
Dưới đây là quy trình làm răng sứ và gắn răng tạm tại Platinum Dental:
- Bước 1: Bác sĩ thăm khám, kiểm tra tổng quát tình trạng răng miệng, chỉ định chụp X-quang (nếu cần) để xác định và điều trị dứt điểm các bệnh lý răng miệng trước khi phục hình. Sau đó, bác sĩ sẽ lập kế hoạch điều trị và tư vấn loại răng sứ phù hợp với nhu cầu, điều kiện kinh tế của khách hàng.
- Bước 2: Bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng và cạo vôi răng sạch sẽ, sau đó tiến hành lấy dấu răng tạm thời để phục vụ cho việc thiết kế răng sứ.
- Bước 3: Bác sĩ sẽ gây tê cho bệnh nhân để tiến hành mài răng theo tỷ lệ đã tính toán chính xác từ trước. Tiếp đó, bác sĩ lấy dấu cùi răng để làm răng sứ sao cho độ vừa vặn và sát khít tuyệt đối. Trong bước này, bác sĩ cũng sẽ gắn răng tạm cho bệnh nhân để hỗ trợ thẩm mỹ và chức năng ăn nhai tạm thời trong thời gian chờ răng sứ được chế tác hoàn tất.
- Bước 4: Trong lần hẹn tiếp theo sau 2 – 3 ngày, bệnh nhân sẽ được tháo răng tạm và lắp thử răng sứ. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra độ sát khít, hình dáng, màu sắc, cảm giác ăn nhai của răng và điều chỉnh để mang lại kết quả tốt nhất cho bệnh nhân.
Thời gian chờ lắp răng sứ có thể khác nhau tùy vào nha khoa mà bạn điều trị. Những nha khoa thông thường phải gửi dấu răng và thông số mẫu hàm về phòng Labo bên ngoài để chế tác răng sứ nên mất khá nhiều thời gian.
Tuy nhiên, nếu bạn điều trị tại các nha khoa lớn có phòng chế tác răng sứ ngay tại phòng khám thì quá trình làm răng sứ có thể hoàn tất ngay trong một lần hẹn. Khi đó, bạn có thể không cần phải lắp răng tạm mà trực tiếp phục hình răng sứ vĩnh viễn.
=> Quy Trình Trồng Răng Sứ Đúng Chuẩn, An Toàn, Không Đau
Lưu ý khi gắn răng tạm khi làm răng sứ
Khi bác sĩ chỉ định gắn răng tạm trước khi bọc sứ, khách hàng cần lưu ý đến việc chăm sóc và sinh hoạt tại nhà để bảo vệ răng tạm. Trong thời gian chờ phục hình, bạn nên chú ý những điều sau:
- Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày, sử dụng bàn chải lông mềm và chải răng một cách nhẹ nhàng để làm sạch mảng bám mà không gây tổn thương cho răng tạm.
- Kết hợp sử dụng nước súc miệng và máy tăm nước để loại bỏ mảng bám, vi khuẩn giữa các kẽ răng, bảo vệ cùi răng.
- Không ăn những thức ăn cứng, dai hoặc dẻo ở khu vực gắn răng tạm và hạn chế các tác động mạnh có thể làm hỏng răng tạm.
- Không tham gia các hoạt động vận động mạnh để tránh làm tổn thương răng và nướu.
Bọc răng sứ hay dán răng sứ là kỹ thuật nha khoa phức tạp, yêu cầu quy trình thực hiện phải đảm bảo tuyệt đối các điều kiện an toàn. Do đó, bạn nên chọn một địa chỉ nha khoa uy tín như Platinum Dental với đội ngũ bác sĩ tay nghề cao và cơ sở vật chất đầy đủ.
Bài viết trên đây của Platinum Dental đã chia sẻ đến bạn các thông tin về việc gắn răng tạm khi làm răng sứ. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vai trò của răng tạm trong quá trình làm răng sứ thẩm mỹ.
Tham khảo:
Bọc Răng Sứ Có Đau Không? Cách Hạn Chế Đau Khi Bọc Răng Sứ
Những Cảm Giác Sau Khi Bọc Răng Sứ Thường Gặp Nhất
Bọc Răng Sứ Mất Bao Lâu? Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Thời Gian Bọc Sứ?